Mùa hè oi bức mới là lúc máy nén phát huy công dụng. Bật công tắc điều hòa ( Air Conditioner) A/C, rơ-le ly hợp đóng, dòng điện chạy qua cuộn hót trong pu ly lốc điều hòa tạo thành một nam châm điện. Lực từ trường di chuyển đĩa ép dính chặt pu ly. Lực ma sát phát sinh tại bề mặt tiếp xúc truyền mô-men xoắn từ pu ly làm quay trục lốc điều hòa. Kèm theo đó, thiết bị động cơ bù ga hoạt động, động cơ rú lên một chút, vòng tua tăng sau đó giảm về vị trí ổn định, đó chính là hiện tượng cho thấy máy nén bắt đầu làm việc.
Lốc điều hòa được dẫn động từ trục cơ của động cơ (Trục khuỷu động cơ ) dẫn động bởi pu ly trục cơ thông qua một dây cu roa kéo máy phát đến pu ly lốc điều hòa. Ngay khi động cơ bắt đầu quay, pu ly lốc cũng quay theo. Nhưng khi đó máy nén vẫn chưa làm việc. Bởi vì khi lái xe không phải lúc nào chúng ta cũng cần đến điều hòa. Khi bật công tắc AC trên bảng điều khiển điều hòa, lúc này cuộn hút của bộ ly hợp lốc điều hòa được cấp điện áp 12V một chiều để hút mặt hít của bộ ly hợp, vì mặt hít được cố định với trục quay của lốc và làm cho lốc điều hòa bắt đầu làm việc.
Ly hợp điện từ được ghép lồng vào trong puly máy nén. Các chi tiết thứ tự từ trái trang phải: Đĩa ép ly hợp - Puly - Nam châm điện.
Tuy vậy, bật nút A/C đôi khi lốc cũng không hoạt động. Áp suất môi chất thấp hơn bình thường, điều kiện bôi trơn máy nén không đảm bảo và có nguy cơ bị kẹt, hoặc áp suất môi chất quá cao, một số chi tiết trong chu trình làm lạnh có thể bị phá hỏng.
Công tắc điều khiển áp suất ngắt dòng điện chạy qua rơ-le, ly hợp nhả và máy nén dừng làm việc. Trường khác, khi nhiệt độ giàn lạnh giảm quá giới hạn cho phép, một công tắc nhiệt bố trí trên nó sẽ phát đi tín hiệu cắt ly hợp và kết quả là trục lốc máy không còn kết nối với bánh đai nữa.
Máy nén là thiết bị ngốn nhiều năng lượng nhất trong hệ thống điều hòa, chính bởi thế khi chạy xe mà điều hòa ở chế độ A/C động sẽ tiêu tốn nhiều xăng hơn.