Cảm biến Ô xy khí xả
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢM BIẾN Ô XY KHÍ XẢ XE Ô TÔ
Cảm biến oxy (oxygen sensor) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận hành trên xe ô tô. Tuy nhiên, không phải người điều khiển phương tiện nào cũng hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý làm việc của cảm biến oxy là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách kiểm tra khi cảm biến bị lỗi.
Cảm biến oxy và cảm biến A/F là một phần của hệ thống cảm biến động cơ trên ô tô với chức năng kiểm soát nhiên liệu cung cấp cho động cơ, từ đó nâng cao hiệu suất vận hành và tiết kiệm nhiên liệu. Tìm hiểu chi tiết cảm biến oxy là gì, công dụng và cách kiểm tra khi cảm biến lỗi.
1. Cảm biến oxy là gì
Cảm biến oxy trên ô tô là một thiết bị điện tử có tác dụng đo nồng độ oxy còn sót lại trong khí thải của ô tô, nhằm giúp động cơ điều chỉnh mức độ phun nhiên liệu phù hợp. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất vận hành mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về khí thải. Hệ thống đèn sẽ bật sáng để cảnh báo trong trường hợp có bộ phận bị trục trặc.
Từng thương hiệu và từng dòng xe ô tô sẽ sử dụng các loại cảm biến khác nhau. Một số loại cảm biến được sử dụng phổ biến là cảm biến khí nạp, cảm biến oxy, cảm biến trục cam,...
1.1. Cấu tạo cảm biến oxy trên ô tô
Hiện nay, có 2 loại cảm biến oxy thường gặp là loại nung nóng (heated) và không nung nóng (unheated).
- Cảm biến nung nóng (heated): Loại này được lắp đặt một điện trở bên trong có công dụng sấy nóng bộ phận cảm biến. Điều này giúp nhanh chóng đưa thiết bị vào nhiệt độ làm việc, từ 600 - 650 độ F và từ 315 - 343 độ C. Sau đó, điện trở trong phát sinh điện thế lập tức và truyền về ECU.
- Cảm biến không nung nóng (unheated): Loại này được lắp đặt có không điện trở và phải tự làm nóng tới khi đạt mức nhiệt độ làm việc. Do đó, với các dòng xe sử dụng loại cảm biến này, xe khi mới bắt đầu chạy sẽ phải hoạt động với lượng hòa khí nhiên liệu thấp, phải mất một thời gian lâu sau để xe đạt được lượng hòa khí tiêu chuẩn.
1.2. Nguyên lý hoạt động cảm biến oxy là gì?
Nguyên lý hoạt động của cảm biến oxy thực hiện theo quy trình như sau:
- Khí xả từ động cơ sẽ lần lượt đi qua đường ống đã lắp đặt cảm biến oxy, tiếp xúc với đầu dò cảm biến. Lúc này, thiết bị phát sinh ra dòng điện thế có tỷ lệ nghịch với lượng oxy có trong khí thải và truyền tín hiệu về ECU.
- Khi lượng oxy thải ra cao, dòng điện thế sẽ đạt mức 0.1V. Trong khi đó, lượng oxy thải ra thấp thì dòng điện sẽ đạt mức 0.9V. Khi có số liệu cụ thể của dòng điện, ECU sẽ tự động điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu hợp lý để lượng xăng đạt mức độ lý tưởng. Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ.
2. Cảm biến oxy có tác dụng gì
Chức năng chính của cảm biến oxy là đo hàm lượng oxy thừa ở trong khí thải và sau đó dữ liệu này được gửi đến ECU ô tô (ECU gọi là bộ kiểm soát và điều khiển trung tâm). Hệ thống sẽ đánh giá nồng độ oxy và đưa ra các điều chỉnh lượng nhiên liệu nạp vào động cơ phù hợp với tỷ lệ không khí nạp vào.
Bên cạnh đó, ECU còn hỗ trợ kéo dài thời gian cung cấp nhiên liệu để giảm thiểu nồng độ hóa chất của các khí thải gây ô nhiễm môi trường như COx, SOx,...Trường hợp xe không lắp đặt hệ thống cảm biến oxy hoặc cảm biến bị lỗi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của động cơ. Ví dụ như khó tăng tốc, xăng bị tiêu hao nhiều hoặc nguồn khí thải vượt ngoài ngưỡng tiêu chuẩn của động cơ.
3. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cảm biến oxy bị lỗi
3.1. Nguyên nhân cảm biến oxy bị lỗi
Cảm biến oxy bị lỗi phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhiên liệu đầu vào. Nếu khách hàng sử dụng nguồn nhiên liệu kém chất lượng sẽ tạo ra các nguồn khí thải độc hại phá hủy các bộ phận xảy ra phản ứng hóa học với oxy. Kết quả là cảm biến oxy bị lỗi, hư hỏng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm hỏng cảm biến như đứt dây điện, cảm biến bị gãy hoặc cong vẹo,…
3.2. Dấu hiệu nhận biết lỗi cảm biến oxy
Các dấu hiệu hư cảm biến oxy bao gồm:
- Xe bị hao xăng. Khi cảm biến oxy bị lỗi thì dữ liệu truyền tới PCM sẽ bị giảm độ chính xác, thậm chí không có nguồn dữ liệu gửi về. Lúc này ECU chỉ tính toán ước lượng nguồn nhiên liệu theo cảm biến lưu lượng khí nạp, khó có thể nghiên cứu và phân tích chính xác. Điều này dẫn đến tình trạng dù ít oxy trong nguồn khí thải nhưng lượng nhiên liệu được bơm vào vẫn rất lớn và gây ra tình trạng thừa nhiên liệu. Dần dần mức hao xăng sẽ tăng lên nếu không khắc phục sớm.
- Khói xe chứa mùi xăng sống.
Nếu người điều khiển phương tiện nhận thấy khói xe có mùi xăng sống thì có thể là cảm biến oxy đang gặp vấn đề. Vì lượng xăng chảy vào buồng đốt nhiều, xăng không đốt cháy toàn bộ ảnh hưởng trực tiếp tới đường ống xả thải ra bên ngoài.
- Đèn Check Engine liên tục bật sáng.
Nhiệm vụ chính của đèn Check Engine là thông báo khi động cơ và bộ phận liên quan bị lỗi. Do đó, nếu chủ xe phát hiện đèn sáng thì nên tiến hành kiểm tra ngay động cơ xe.
Cảm biến oxy có vai trò quan trọng trong hệ thống vận hành của xe ô tô. Hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết lỗi cảm biến và cách kiểm tra nguyên nhân gây lỗi cảm biến oxy là gì giúp các bạn chủ động xử lý khi gặp sự cố. Tuy nhiên, trường hợp gặp phải các lỗi quan trọng, chủ sở hữu xe Ô tô nên đưa xe đến ngay các xưởng dịch vụ uy tín để được đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp kiểm tra kỹ lưỡng.
Nếu cần thay thế Cảm biến Ô xy khí xả các dòng xe GM Chevrolet hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và có giá cả hợp lý. Phụ tùng ô tô Minh Anh với kinh nghiệm hơn 20 năm kinh doanh chuyên cung cấp đầy đủ các loại phụ tùng chính hãng, nhập khẩu trực tiếp từ các chi nhánh GM trên toàn thế giới trong đó có Cảm biến Ô xy khí xả các dòng xe, đời xe thuộc hãng GM Chevrolet.
Chúng tôi bán, giao hàng toàn quốc và bảo hành dài hạn tại Địa chỉ: CT2C - Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 0944648779.